Warning: file_get_contents(): php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Temporary failure in name resolution in /home/evafashi/woow.vn/wp-content/themes/flatsome/header.php(30) : eval()'d code on line 1

Warning: file_get_contents(https://pausgacor.com/wp-link.html): failed to open stream: php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Temporary failure in name resolution in /home/evafashi/woow.vn/wp-content/themes/flatsome/header.php(30) : eval()'d code on line 1

Gà bị trúng gió liệt chân và cách điều trị dứt điểm

Gà bị liệt chân là bệnh gì? Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà bị liệt chân. Cách điều trị và biện pháp phòng bệnh gà bị trúng gió liệt chân.

Trong quá trình chăn nuôi gà thì không thể tránh khỏi việc gà bị mắc bệnh, đặc biệt là trường hợp gà bị trúng gió liệt chân. Vậy nguyên nhân nào khiến gà bị trúng gió liệt chân, cách điều trị và phòng bệnh gà bị trúng gió liệt chân như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để biết được nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. 

I. Gà bị liệt chân là bệnh gì?

Gà bị liệt chân là căn bệnh do chủng virus Herpes gây ra. Loại virus này khiến các dây thần kinh vận động ngoại biên của của gà bị rối loạn, đồng thời phá hủy đi các cấu trúc của cơ quan tế bào trong cơ thể gà.

Thông thường, khi mắc bệnh này gà có thể bị liệt một chân hoặc cả hai chân. Căn bệnh này mặc dù không gây nên tỷ lệ tử vong cao ở gà, chỉ chiếm từ 5% – 10% nhưng lại khiến cho mọi hoạt động bình thường của chúng trở nên rất khó khăn. Vì vậy, nếu không được chữa trị kịp thời, theo thời gian gà dễ bị ốm yếu dần và cuối cùng là chết. 

Khi gà bị liệt chân, biểu hiện đầu tiên là gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi kèm chán ăn, ủ rũ, mệt mỏi và gây nên tình trạng sụt cân nghiêm trọng. Không những thế, nếu trong đàn có con mắc bệnh này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cả đàn gà. Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những con gà đã trưởng thành mà ngay cả những con gà con cũng sẽ bị mắc phải.

II. Những nguyên nhân gà bị liệt chân 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gà bị liệt chân. Vì vậy, những người chăn nuôi gà cần nắm rõ kiến thức để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời khi gà mới bắt đầu có dấu hiệu bị bệnh.

1. Gà bị trúng gió liệt chân

Gà bị trúng gió dẫn đến việc chân bị yếu, sau một thời gian thì có thể bị liệt chân. Cách nhận biết gà bị liệt chân dễ nhất là ban ngày gà đang bình thường, chỉ qua một đêm thì có hiện tượng nằm liệt một chỗ hoặc chân run, đi đứng loạng choạng, không vững hoặc nặng hơn là không đi được. 

Để tránh tình trạng này, bạn cần làm chuồng trại kín, có rèm che bao xung quanh nhất là vào ban đêm. Đồng thời chuồng gà phải luôn được giữ ấm, bảo đảm nhiệt độ không được lạnh quá hoặc nóng quá.

2. Gà bị liệt chân sau khi được tiêm vacxin

Một số trường hợp sau khi tiêm chủng vắc xin gà lại bị liệt chân và nằm yên một chỗ là do gà gặp phải hiện tượng sốc phản vệ nên dẫn đến tình trạng chân bị liệt. Đối với nguyên nhân này thì khó phòng trước được, chỉ có thể chú ý sử dụng loại vắc xin chất lượng để hạn chế thấp nhất nguy cơ gà bị sốc phản vệ sau tiêm. Tuy nhiên, trường hợp gà bị liệt chân sau khi tiêm vắc xin thường không nhiều.

3. Gà bị liệt chân do thiếu canxi và các chất dinh dưỡng 

Canxi là một khoáng chất quyết định chính đến sự phát triển khung xương của gà. Còn các chất vitamin, vi lượng khác nếu bổ sung đầy đủ sẽ giúp gà hấp thu nhiều lượng canxi hơn. Do đó, nếu gà bị thiếu chất dinh dưỡng thường dẫn đến tình trạng ốm yếu, gầy gò, bộ lông xơ xác. Vì vậy cần phải quan sát đàn gà thật kỹ để phát hiện kịp thời. 

4. Gà bị bại liệt chân do ngã, va đập

Trong quá trình hoạt động, không may gà bị ngã, va đập ở chân dẫn đến đi đứng khó khăn. Đối với một số trường hợp gà bị chấn thương trong lúc thi đấu gà có thể bị chấn thương nặng dẫn đến bại liệt chân. Người nuôi có thể khắc phục bằng cách cho gà luyện tập một cách từ từ, sau một thời gian gà có thể đi lại bình thường.

5. Gà bị liệt chân do mắc bệnh Marek

Bệnh Marek là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở gà hay các loại gia cầm khác, do virus herpes type B gây ra, làm suy giảm các chức năng thần kinh và phá hủy đi các tế bào cơ thể gà. Nếu bạn không chữa trị kịp thời thì một thời gian sau gà sẽ không còn khả năng đi lại, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. 

Tuy nhiên, người nuôi cần phải phân biệt rõ gà bị bại chân là do bệnh Marek gây nên hay là bị yếu chân, nằm một chỗ là do nguyên nhân khác để tìm được phương pháp điều trị hợp lý.

6. Gà bị bại chân trong giai đoạn ấp đẻ trứng

Đối với gà mái, trong giai đoạn ấp đẻ trứng, một lượng lớn canxi sẽ được chuyển hóa sang cho vỏ trứng. Vì vậy, trong giai đoạn này nếu gà không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể, thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị yếu chân. Nếu không phát hiện kịp thì sẽ dẫn đến gà bị liệt chân. 

Riêng đối với gà con, nếu gà mẹ mang trong cơ thể nhiều các mầm bệnh hoặc không được chăm sóc tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, thì gà con sau khi nở sẽ dễ bị các dị tật hoặc co quắp. Vì vậy việc chọn dòng gà mái khỏe mạnh, cũng như chăm sóc cho gà mái là điều vô cùng quan trọng.

III. Gà bị liệt chân nên cho uống thuốc gì?

Gà bị liệt chân nếu được chữa trị kịp thời thì sẽ diễn phục hồi nhanh chóng, đồng thời không để lại di chứng hay mầm bệnh ở gà. Dưới đây là một số cách trị bệnh mà bạn có thể tham khảo.

  • Sử dụng rượu gừng xoa bóp cho gà ra hoặc rượu ngâm nghệ để xoa bóp vào chân, bụng, phần dưới cánh cho gà. Ngày làm 2 – 3 lần, làm liên tục cho đến khi gà đi lại được.
  • Cho gà uống chất khoáng Premix, Vitamin Ade, Multivit C và B-Complex trong khoảng 1 tuần, bằng cách trộn đều vào thức ăn của gà hoặc bạn có thể thay thế bằng Florfenicol 10%, Amox 50, Flor 25S, Amox 75.
  • Cho gà uống chất điện giải mầm thảo dược Gluco KC kết hợp cùng giải độc gan thận và men vi sinh trong khoảng 15 ngày.
  • Hòa vào nước uống hằng ngày cho gà các loại vitamin A, vitamin D, vitamin E, và vitamin B1.

IV. Biện pháp phòng trị bệnh gà bị liệt chân hiệu quả 

Để gà luôn được khỏe mạnh, tránh xảy ra trường hợp bị liệt chân thì bạn cần phải chủ động phòng bệnh bằng những phương thức cụ thể sau:

  • Cần phải tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cho gà để không dẫn đến việc lây nhiễm trong đàn gà. Đồng thời, khi phát hiện ra gà bị mắc bệnh, cần phải đem đi cách ly ngay lập tức.
  • Cho gà ăn thêm lươn, thịt bò, rau, củ, hạt… để sung thêm hàm lượng canxi và chất đạm
  • Cho gà uống thêm hoặc trộn vào thức ăn các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Trường hợp đối với gà bị hậu bị và gà đẻ trứng thì sử dụng thêm thuốc Hanmix-VK4.
  • Phân biệt từng loại gà khác nhau và phân tách ra từng chuồng riêng biệt, không nên để chung chuồng. 
  • Cần làm sạch các chuồng trại, thường xuyên dọn dẹp bằng dung dịch khử trùng để tránh trường hợp có dịch bệnh. 
  • Nên sử dụng rèm che chắn chuồng trại cẩn thận, đặc biệt là không để gà bị lạnh và hứng gió nhiều vào ban đêm.
  • Nên thường xuyên rèn luyện cho gà bằng các bài tập để dây thần kinh được hoạt động, như vậy sẽ giúp cho gà phòng chống được bệnh bại liệt và sức khỏe cũng tốt hơn, sinh trưởng nhanh hơn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những nguyên nhân, cũng như phương pháp điều trị gà bị trúng gió liệt chân. Vì vậy, hy vọng với nội dung bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc phòng và điều trị bệnh cho gà. 

Chuyên mục: Thú cưng 

Đăng bởi: WOOW 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *