Warning: file_get_contents(): php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Temporary failure in name resolution in /home/evafashi/woow.vn/wp-content/themes/flatsome/header.php(30) : eval()'d code on line 1

Warning: file_get_contents(https://pausgacor.com/wp-link.html): failed to open stream: php_network_getaddresses: getaddrinfo failed: Temporary failure in name resolution in /home/evafashi/woow.vn/wp-content/themes/flatsome/header.php(30) : eval()'d code on line 1

Gà công nghiệp đẻ trứng như thế nào & Cách chăn nuôi hiệu quả

Gà công nghiệp đẻ trứng như thế nào và bao nhiêu trứng một ngày? Hướng dẫn nuôi gà công nghiệp từ khi chọn giống, làm chuồng đến khi gà sinh sản.

Hiện nay, mô hình nuôi gà công nghiệp đẻ trứng được nhiều người lựa chọn bởi cho sản lượng trứng cao và xoay vòng vốn nhanh. Tuy nhiên, bạn đã biết được gà công nghiệp đẻ trứng như thế nào? Cách chăn nuôi ra sao đẻ mang lại hiệu quả cao nhất? Hãy cùng tìm câu trả lời chi tiết hơn trong bài viết sau. 

I. Đặc điểm của gà công nghiệp

Gà công nghiệp là loại gà được nuôi với số lượng lớn để lấy thịt và lấy trứng. Những con gà này chủ yếu ăn các loại thức ăn hữu cơ nhằm kích thích khả năng tăng trưởng nhanh và đẻ nhiều trứng. 

Gà công nghiệp được nuôi theo mô hình chuồng nhốt, không bay nhảy kiếm ăn như gà ta nên thể trạng yếu, dễ mắc bệnh. Đồng thời, thịt gà công nghiệp khá mềm, không ngon và bổ dưỡng như gà ta.

II. Gà công nghiệp đẻ trứng như thế nào?

Thông thường, khi đẻ hết một lứa khoảng 8-15 quả trứng thì gà sẽ ngừng sinh sản và chuyển sang giai đoạn ấp trứng. Tuy nhiên, đối với các giống gà công nghiệp nuôi lấy trứng, do lai tạo nên đa số chúng sẽ không trải qua quá trình ấp trứng mà sẽ đẻ liên tục, tức là cứ đẻ vài trứng thì sẽ ngừng một vài hôm rồi đẻ tiếp.

Hiện nay, các giống gà siêu trứng đều được nhập khẩu từ Mỹ hay Châu Âu, có những con cho sản lượng rất cao từ 300 trứng mỗi năm. Tuy vậy, khi về Việt Nam, các giống gà này chỉ cho sản lượng 200 quả/năm và tỉ lệ trung bình là 0.6 quả/ngày.

Nhìn chung, tùy mỗi giống gà khác nhau sẽ cho năng suất trứng khác nhau nhưng tối đa gà cũng chỉ đẻ được 1 trứng/ngày.

III. Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi gà công nghiệp

1. Chuẩn bị chuồng trại

Chuồng nuôi gà công nghiệp được thiết kế bằng sắt với chiều dài 1.2m, chiều rộng 0.65m, chiều cao 0.38m và có thể nuôi trung bình 12 con gà. Bạn có thể phân ô cho mỗi con để dễ theo dõi năng suất đẻ trứng. 

Chuồng gà công nghiệp có ngăn đẻ trứng rơi ra riêng và phân hứng riêng. Ngoài ra, bạn nên che kín chuồng gà bằng rèm che để tiện cho việc đẻ trứng của chúng.

2. Dụng cụ ăn uống

Mỗi lồng gà sẽ có một máng ăn và máng nước riêng, độ dài của máng ngang bằng với chiều dài của lồng và được đặt ở bên ngoài lồng ăn.

3. Vệ sinh chuồng và dụng cụ nuôi

  • Loại bỏ tất cả các rèm che cũ hoặc mang đi giặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng cho đến khi khô hẳn rồi đem lắp lại. 
  • Rửa chuồng và máng ăn bằng nước sạch để khô rồi phun thuốc sát trùng toàn bộ tường, lồng, máng ăn, máng uống, xung quanh chuồng bằng thuốc sát trùng Con Cò hoặc formol 2% liều lượng 1 lít/m2. 
  • Để chuồng trong 1-2 tuần sau khi sát khuẩn rồi mới bắt đầu nuôi gà

IV. Hướng dẫn cách chọn con giống 

1. Hướng dẫn chọn giống

+ Cách thứ nhất khi chọn giống là chọn mua những con gà từ nhỏ, nuôi úm để tốn ít chi phí hơn, tuy nhiên nhược điểm của cách này là có thể đối mặt với khả năng gà chết sớm vì sức đề kháng của con non còn yếu.

+ Cách thứ hai khi chọn giống là mua gà khoảng 1kg vì đây là thời điểm gà có sức đề kháng mạnh, tăng cân nhanh và cho trứng nhiều. 

Tuy nhiên, bạn cần tham khảo các nhà phân phối giống gà siêu trứng uy tín để tiết kiệm thời gian cũng như chọn được con giống đạt tiêu chuẩn và khỏe mạnh hơn.

2. Các chú ý khi cho gà ăn, uống

Ngày đầu thả gà vào úm, cần đảm bảo gà được uống đủ nước hoà với đường glucose liều lượng 10 lít/gr kèm vitamin C 1gr/lít. Cho gà ăn đầy đủ, giai đoạn đẻ trứng cần rải thức ăn đều và mật độ dày hơn, có thể dùng thêm thức ăn đậm đặc.

Khi thay lứa gà mới, bạn không được để gà cũ chung với đàn gà mới nhằm bảo đảm dịch bệnh không lây từ đàn này sang đàn kia. Đồng thời, người nuôi cần phải vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng hay dụng cụ của đàn gà cũ. 

Ngoài ra, bạn nên hạn chế người vào thăm gà đặc biệt là người ốm để tránh lây lan các dịch bệnh hay vi khuẩn vào trang trại. 

V. Nuôi gà hậu bị (nuôi gà con đến trước khi đẻ)

Giai đoạn nuôi gà hậu bị là giai đoạn tính từ 1 tuần tuổi đến 20 tuần tuổi hoặc đến khi gà bắt đầu đẻ. Trong giai đoạn này, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng kỹ thuật để kích thích gà đẻ nhiều và chất lượng trứng đạt tốt nhất. 

1. Chế độ ăn

Khẩu phần ăn nên dùng cho gà giai đoạn hậu bị là cám Con Cò C25 hoặc hỗn hợp cám Con Cò C26 + C27. Cách thức cho ăn như sau:

– Gà dưới 9 tuần tuổi: Dùng cám Con Cò C26 hoặc đậm đặc C25. Đối với cám đậm đặc C25, bạn pha 30kg C25 với 55kg ngô xay, 10kg tấm với 5kg cám gạo trộn với nhau, sau giai đoạn này gà sẽ đạt 0.7 – 0.75 kg/con.

– Gà 10 – 20 tuần tuổi: Rải đều thức ăn trên máng ăn để con nào cũng được ăn như nhau. Thức ăn dùng cho gà trong giai đoạn này là cám hỗn hợp Con Cò C27 hoặc cám đậm đặc Con Cò C25. 

Trường hợp dùng cám đậm đặc C25, bạn nên pha theo tỉ lệ: 26kg C25, 34kg ngô, 25kg thóc xay, 15kg cám gạo trộn đều để được 100kg thức ăn. Sau mỗi tuần nuôi, bạn cần kiểm tra sự tăng trưởng của gà, cần đạt được ít nhất 85g/con.

2. Đầu tư chuồng trại và trang thiết bị

Trong mô hình nuôi gà công nghiệp siêu trứng, chuồng trại phải đảm bảo đủ các trang thiết bị chuyên dụng như sau:

  • Trang thiết bị cơ sở: Nguyên liệu, vật dụng làm chuồng gà, mái che…
  • Trang thiết bị ăn uống, lấy trứng: Khay uống, khay ăn và khay đẻ trứng
  • Trang thiết bị công nghệ: Hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng, cân kiểm tra trọng lượng gà, phòng úm gà bảo đảm nhiệt độ cao lên tới 300 độ C…

Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi nhà cung cấp kinh nghiệm sử dụng máy móc cũng như kinh nghiệm áp dụng vào từng công việc cụ thể.

3. Nắm rõ kỹ thuật nuôi gà

Bạn nên học hỏi từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và tích lũy kinh nghiệm thực chiến để việc chăn nuôi dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sách báo, bài viết trên internet để tìm hiểu cách chăn nuôi và những lưu ý để tránh thiệt hại xảy ra.

VI. Bổ sung canxi cho gà công nghiệp

Vỏ trứng được làm từ 97% canxi cacbonat nên khi gà được bổ sung đầy đủ canxi thì lượng trứng đẻ ra sẽ đều đặn và cao hơn so với gà bị thiếu hụt canxi. Bạn có thể bổ sung canxi cho gà bằng một số loại thuốc tại các cửa hàng hoặc tận dụng những thức ăn giàu canxi như vỏ ngao, vỏ hến… 

Lưu ý: Việc bổ sung canxi cho gà cần tuân theo đúng hướng dẫn sử dụng của thuốc, không nên lạm dụng quá nhiều vì nếu bị thừa canxi có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của gà.

VII. Nhiệt độ chuồng nuôi gà công nghiệp

Khi nuôi gà công nghiệp đẻ trứng, ngoài việc đảm bảo sức khỏe cho gà thì bạn còn cần phải đảm bảo được chất lượng của trứng. Nhiệt độ chuồng nuôi gà hợp lý là từ 25 – 27 độ, không quá nóng hay quá lạnh.

VIII. Một số bệnh thường gặp khi nuôi gà công nghiệp lấy trứng

1. Bệnh mổ cắn

Bệnh mổ cắn hình thành do các con gà trong đàn cắn nhau ở các vị trí như đầu, hậu môn, chân hay lông. Để khắc phục bệnh này, bạn cần chú ý lượng thức ăn bổ sung cho gà, tránh tình trạng gà bị đói cắn xé lẫn nhau. 

2. Bệnh cầu trùng

Đây là bệnh liên quan đến đường ruột do ký sinh trùng đơn bào gây ra, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của gà như: lười ăn, ốm bệnh, sức đề kháng yếu

Để phòng tránh và khắc phục bệnh này, bạn cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, có biện pháp tiêu diệt và phòng ngừa chuột cũng như đảm bảo mật độ gà trong chuồng thông thoáng, không nhốt quá nhiều con trong 1 chuồng gây chật chội. 

3. Bệnh tụ huyết trùng

Đây là một bệnh truyền nhiễm lây lan cấp mãn tính thường gặp ở gia cầm do virus thuộc họ Pasteurella gây ra. Bệnh này sẽ khiến gà lười ăn, sốt, ủ rũ mệt mỏi, nặng hơn có thể khiến gà chết đột ngột. 

Để phòng tránh bệnh này, bạn nên tiến hành tiêm phòng định kỳ, không được đưa gia cầm lạ về nuôi chung hay giết mổ trong khu vực trang trại để tránh mang mầm bệnh về chuồng. 

4. Bệnh thương hàn

Bệnh thương hàn còn được gọi là bệnh ỉa phân trắng. Gà mắc bệnh này có biểu hiện mệt mỏi, phân trắng có bọt thậm trí lẫn cả máu, bỏ ăn nhưng lại uống rất nhiều nước. 

Để phòng chống bệnh này, bạn cần kiểm tra bằng phương pháp ‘’ngưng kết‘’ để loại bỏ hết những chú gà có bệnh cũng như tiến hành vệ sinh chuồng trại thường xuyên, giữ chuồng luôn khô ráo, thoáng đãng để virus không có điều kiện phát triển.

5. Bệnh sổ mũi

Bệnh này xuất hiện ở giai đoạn gà từ 18 – 35 tuần tuổi và thời gian ủ bệnh từ 1 – 5 ngày. Sau đó gà có biểu hiện giảm ăn, giảm đẻ, ho có nước mũi, mắt bị sưng và khép hẹp lại. 

Để phòng chống bệnh này, bạn cần tiến hành tiêm phòng kết hợp với vệ sinh chuồng sạch sẽ, kiểm soát mật độ gà trong chuồng không quá chật và chú ý đến hệ thống rèm bạt chắn gió cho gà nhất là vào mùa lạnh. 

6. Bệnh giun sán

Bạn có thể nhận dạng gà bị bệnh giun sán qua màu sắc của chân gà với các biểu hiện như chân sẽ nhợt nhạt, lông xù, không óng mượt. Để phòng và điều trị bệnh này, bạn cần tiến hành tẩy giun cho gà bằng thuốc tẩy giun. 

Trên đây là hướng dẫn cách chăn nuôi cũng như những điểm cần lưu ý của mô hình chăn nuôi gà công nghiệp đẻ trứng. Chúc bạn chăn nuôi thành công và đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho gia đình. 

Chuyên mục: Thú cưng 

Đăng bởi: WOOW 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *